Nâng cao nhận thức chuyển đổi số tại Công ty Nhiệt điện Mông Dương

Chủ nhật, 19/12/2021 | 19:53 GMT+7

Thực hiện chủ trương chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng chính phủ đề ra, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã nỗ lực triển khai toàn diện công tác chuyển đổi số trên nhiều lĩnh vực đến các đơn vị trực thuộc tập đoàn để thực hiện chủ trương của Chính phủ. Trong năm 2021 với chủ đề năm của EVN là “Chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Quốc Gia Việt Nam”, Công ty Nhiệt điện Mông Dương được sự chỉ đạo của Tổng công ty Phát điện 3 đã tiếp tục lập kế hoạch, triển khai các giải pháp đề ra và bước đầu mang lại được những kết quả khả quan trong công cuộc chuyển đổi số của tập đoàn cũng như của Quốc Gia. Trong đó, việc đào tạo, nâng cao kiến thức và thay đổi nhận thức cho CBCNV được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chuyển đổi số tại Công ty.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ toàn diện vào quá trình sản xuất kinh doanh để tạo nên hiệu quả cao trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty Nhiệt điện Mông Dương đã và đang áp dụng các giải pháp công nghệ thông tin trên mọi lĩnh vực. Đối với lĩnh vực kỹ thuật sản xuất Công ty đã áp dụng: Phần mềm nhật ký vận hành điện tử (được đưa vào sử dụng năm 2018), thay thế cho hệ thống nhật ký vận hành viết tay. Thông số vận hành trong ca trên phần mềm được tự động đồng bộ sang phần mềm PMIS; Hệ thống quản lý kỹ thuật PMIS đang được sử dụng khai thác các module ứng dụng để điều hành quá trình sản xuất điện, từng bước triển khai áp dụng theo lộ trình của EVNICT; Hệ thống Scada Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương đang sử dụng giao thức mới có tên gọi IEC60870-5-104, giúp cho việc phối hợp kiểm tra khi tín hiệu Scada bị lỗi thông qua mềm hóa giúp thuận lợi không phụ thuộc nhiều vào việc phối hợp sửa chữa của điều hành toàn quốc EVNICT, Hệ thống giám sát và chuẩn đoán từ xa RMS (Remote Monitoring System) cho các nhà máy điện trực thuộc Tổng Công ty giúp cho công tác quản lý của Tổng Công ty đến các nhà máy điện được kịp thời và hiệu quả tốt trong tình hình dịch bệnh covid này. Đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng và quản trị nội bộ, Công ty đã đẩy mạnh việc tổ chức lực chọn nhà thầu qua đối với toàn bộ (100%) các gói thầu tính đến thời điểm hiện tại có 90 gói thầu hầu hết các gói thầu đều có sự cạnh tranh cao khi có từ 2-5 nhà thầu tham gia đấu thầu, thậm chí có những gói thầu có đến 6-8 nhà thầu tham gia đấu thầu; công ty cũng đang triển khai Văn phòng số; Hồ sơ điện tử; Số hóa quy trình nghiệp vụ, hệ thống báo cáo quản trị điều hành; Ứng dụng nhật ký điện tử, chữ ký số; Số hóa tài sản; Quản lý kho vật tư trên môi trường số, quy trình nội bộ ... theo đúng tiến độ và kế hoạch đã đề ra để phục vụ tốt hơn công tác trong các lĩnh vực quản trị, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, hướng đến doanh nghiệp số theo định hướng phát triển của Tập đoàn và Tổng công ty Phát điện 3.

Song song với việc áp dụng triển khai các giải pháp công nghệ việc đào tạo, nâng cao kiến thức và thay đổi nhận thức cho CBCNV được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chuyển đổi số tại Công ty Nhiệt điện Mông Dương. Xác định con người là nhân tố cốt lõi cho sự thành công của công cuộc chuyển đổi số, trong thời gian qua Công ty Nhiệt điện Mông Dương luôn quan tâm đến công tác đào tạo kiến thức và nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho CBCNV Công ty, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng EVN trở thành doanh nghiệp số.

Trong 9 tháng đầu năm 2021 trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều kế hoạch, chương trình đào tạo trực tiếp của Công ty phải bị tạm hoãn do dịch bệnh. Tuy nhiên nhờ kịp thời ứng dụng triệt để và hiệu quả việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thông qua phần mềm E-learning. Cụ thể, Công ty đã thực hiện đầy đủ 24 khóa học đào tạo do EVN đề ra và 01 bài học đào tạo do Công ty Nhiệt điện Mông Dương xây dựng, trong tháng 10 Công ty đã đăng ký xây dựng và đào tạo với EVN 03 khóa học có nội dung: Bài giảng Phân tích bộ điều khiển phối hợp lò hơi-turbine (Unit Master Control) - Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1, Bài giảng An toàn vận hành các thiết bị phân xưởng Nhiên liệu – Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1, Quy trình vận hành và xử lý sự cố quạt gió sơ cấp - Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1. Công ty cũng đã phối hợp với Nhà thầu tổ chức đào tạo trực tuyến về nội dung ATVSĐ cho 186 CBCNV chia làm 4 đợt và AT hóa chất cho 48 CBCNV đảm bảo chất lượng tốt, nâng cao được trình độ nhận thức cho CBCNV.

Công ty Nhiệt điện Mông Dương cũng đã có đề xuất triển khai kế hoạch phát triển ứng dụng KHCN của công ty với 4 đề tài bao gồm: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ IoT, Big data và AI trong quản lý giám sát suất hao nhiệt cho NMNĐ đốt than. Công ty đang triển khai lập phương án thực hiện trong năm 2022; Nghiên cứu hệ thống điều khiển tự động thông tắc các điểm đo áp lực sàn liệu. Công ty đang triển khai lên phương án thực hiện trong năm 2022; Nghiên cứu hệ thống điều khiển, giám sát vận hành hệ thống trộn ẩm tro xỉ tập trung. Công ty triển khai trong năm 2024-2025; Nghiên cứu giám sát online hệ thống ắc quy NMNĐ Mông Dương dự kiến triển khai trong năm 2023, Công ty cũng đã tổ chức các buổi đào tạo, thảo luận nội bộ của từng phòng ban, phân xưởng để triển khai các nội dung chuyển đổi số liên quan trực tiếp tới công việc chuyên môn để CBCNV có thêm kiến thức, và hiểu thêm được tầm quan trọng của mỗi cá nhân trong quá trình hướng đến mục tiêu chuyển đổi số. Mục tiêu của Công ty nhiêt điện Mông Dương khi tổ chức các khóa học và thực hiện các chuyên đề cùng các buổi thảo luận là để cung cấp kiến thức chuyển đổi số đến từng CBCNV từ tổng quan đến chi tiết cho CBCNV hiểu rõ được các vấn đề trọng tâm trong công cuộc chuyển đổi số của EVN, từ đó thay đổi nhận thức và hành động trong công việc hàng ngày cũng như là các bước thực hiện cụ thể để nâng cao hiệu quả trong công việc của CBCNV.

Cùng với việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp theo mô hình số hóa & chuyển đổi số tại Công ty Nhiệt điện Mông Dương, đặc biệt là đẩy mạnh đào tạo, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho CBCNV bước đầu đã mang lại nhiều thay đổi tích cực trong các hoạt động của Công ty. Giúp giảm chi phí, tăng kết nối và dễ dàng phối hợp công việc cho nhân viên, tạo ra môi trường công tác thuận lợi, hướng tới mục tiêu xây dựng “nhà máy số”, “con người số” theo định hướng của EVN và EVNGENCO 3 đã đề ra. Đặc biệt là giúp cho Công ty duy trì ổn định hoạt động sản xuất - kinh doanh, góp phần cùng EVN và EVNGENCO 3 hoàn thành tốt nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội./.

KHVT
: CĐS